Nếu có mong muốn mở cửa hàng tạp hóa thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng không chỉ về nguồn hàng, cách nhập hàng, phương thức bán hàng mà phải biết được rủi ro kinh doanh tạp hóa như thế nào để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm về những rủi ro kinh doanh tạp hóa và bí quyết làm thế nào để kinh doanh tạp hóa thành công.
Rủi ro
kinh doanh tạp hóa bạn cần đề phòng
Khi mới bước chân vào lĩnh vực kinh
doanh tạp hóa, việc thiếu kinh nghiệm là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều
rủi ro gây thiệt hại về mặt lợi nhuận cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến việc
kinh doanh. Việc biết trước những rủi ro có thể gặp phải khi bán tạp hóa hoàn
toàn có lợi, giúp bạn có thể vạch ra được kế hoạch thích hợp từ đó có thể hạn
chế tối đa thiệt hại cho cửa hàng tạp hóa của bạn. Một số rủi ro kinh doanh
tạp hóa thường gặp:
Chiến lược kinh doanh
Rất nhiều người tưởng rằng kinh
doanh tạp hóa rất dễ dàng, cứ thế bắt tay vào thực hiện mà không lập ra chiếc
lược kinh doanh chi tiết. Điều này dẫn đến rủi ro kinh doanh tạp hóa, cửa hàng
không có khách, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hoặc nhập những sản
phẩm không phù hợp, hàng tồn kho, nhập hàng với giá cao, chi phí vận chuyển đội
giá sản phẩm…
Việc không chuẩn bị chiến lược
kinh doanh cụ thể sẽ dễ dàng dẫn đến việc thất bại. Bạn không thể giữ chân được
khách hàng tiềm năng, cũng như không thể cạnh tranh lại các đối thủ trong cùng
khu vực.
Vấn đề tài chính
Vấn đề tài chính có thể phát sinh
trước và sau khi bạn mở cửa hàng tạp hóa. Nếu các khoản chi không được cân đối
và bạn không có lập khoản dự phòng thì đây là một trong những rủi ro cực lớn về
mặt tài chính.
Bạn cũng nên cẩn thận với các khoản
mượn, vay để mở cửa hàng tạp hóa. Vì đến kỳ thanh toán, dòng tiền không kịp đổ
về sẽ khiến bạn gặp khó khăn.
Rủi ro về khách hàng
Đối với loại hình kinh doanh tạp
hóa thì mỗi ngày bạn có thể tiếp xúc với hàng trăm khách hàng khác nhau. Nếu
thư thái độ và cách cư xử hoặc giá bán của bạn không làm vừa lòng được khách
hàng thì có thể họ sẽ không quay lại lần sau, hoặc tệ hơn là họ sẽ gieo điều tiếng
không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng tạp hóa.
Rủi ro kinh doanh tạp hóa đối với
khách hàng còn là các trường hợp mất hàng hóa do thói quen trộm đồ của khách.
Hoặc khách hàng lợi dụng lòng tin, sự quen biết để mua hàng với giá trị cao rồi
ghi nợ, không chịu trả hoặc quỵt nợ. Một số trường hợp sử dụng tiền giả để mua
hàng, hoặc bạn lỡ thối tiền dư họ không trả lại, thì bạn hãy chú ý hơn đối với
những đối tượng khách hàng này để không làm ảnh hưởng đến doanh thu của cửa
hàng.
Rủi ro về đối thủ
Khi có quá nhiều cửa hàng tạp hóa
mọc lên như thị trường chung hiện nay thì miếng bánh “tạp hóa” đã bị xâu xé thị
phần, rủi ro về đối thủ ngày càng tăng cao. Ngoài ra còn nhiều hình thức cung cấp
hàng tạp hóa khác mang đến cho khách hàng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các
trang thương mại điện tử, kinh doanh hàng tạp hóa online thì bạn cần phải chuẩn
bị thật kỹ càng và không được bỏ qua các đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể tham khảo
cách thức hoạt động cũng như những ưu điểm, nhược điểm của đối thủ để tham khảo
và áp dụng cho cửa hàng của mình.
Rủi ro về pháp luật
Nhiều người mở tạp hóa với quy mô
nhỏ và không đăng ký kinh doanh vì họ nghĩ rằng với mô hình nhỏ chỉ vài chục
mét vuông thì không cần phải có giấy phép kinh doanh. Điều này hoàn toàn sai,
kinh doanh tạp hóa hoàn toàn không nằm trong mục những ngành nghề được miễn
đăng ký kinh doanh. Vì vậy hãy gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh cửa hàng tạp hóa
của bạn. Ngoài ra sau khi có giấy phép kinh doanh bạn cũng cần thực hiện nghĩa
vụ đóng thuế đầy đủ theo đúng quy định của Nhà Nước bao gồm thuế thu nhập cá
nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mang lại lợi nhuận
cao
Khi mở cửa hàng tạp hóa, kinh
nghiệm để tạp hóa của bạn mang lại lợi nhuận cao không chỉ là việc đo lường rủi
ro kinh doanh tạp hóa mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác:
Chọn lựa mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh thích hợp nhất
cho cửa hàng tạp hóa chính là những khu vực đông dân cư, nhiều phương tiện qua
lại, nằm ở mặt tiền và khu dân trí cao. Những khu vực thường đông dân như là gần
trường học, bệnh viện, gần chợ, gần trung tâm sẽ có mật độ dân cư cao hơn. Nếu
như bạn đặt địa điểm tại các khu vực này sẽ làm tăng lượng khách hàng tiềm năng
ghé ngang qua cửa hàng tạp hóa của bạn.
Vấn đề nhập hàng
Hàng hóa khi nhập vào cửa hàng tạp
hóa thì bạn phải xem xét rất nhiều yếu tố như hàng đó có đảm bảo chất lượng, uy
tín hay không, mức giá đó đã rẻ nhất chưa, có đơn vị vận chuyển nào tốt hơn
không?... Bạn còn phải cân nhắc số lượng hàng cần nhập để tránh tình trạng tồn
đọng hàng.
Việc nhập nguồn hàng nào cũng phải
tùy thuộc vào thị hiếu của khách hàng nơi bạn mở tạp hóa. Hãy lập bảng khảo sát
để điều tra về nhu cầu khách hàng, họ thích mặt hàng gì, mức thu nhập của họ ra
sao, mức độ chịu chi như thế nào… để có thể lựa chọn nguồn hàng thích hợp. Hãy
tránh nhập các sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng vì nó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến uy tín cũng như doanh thu về lâu về dài của cửa hàng.
Bày trí cửa hàng tạp hóa
Nếu bạn đi ngang một cửa hàng tạp
hóa có bày trí nổi bật thì chắc chắn bạn sẽ thu hút và có ý định ghé vào thử một
lần phải không? Vì vậy có thể thấy việc bày trí cửa hàng tạp hóa là vô cùng
quan trọng. Trong thời gian đầu bạn có thể chọn lựa một cái tên thật ấn tượng để
làm bảng hiệu cho cửa hàng tạp hóa. Hãy sắp xếp các mặt hàng trên kệ một cách
thật khoa học, tránh để lộn xộn, tránh làm rối mắt khách hàng. Những mặt hàng
bán chạy và mang lại lợi nhuận cao nên ưu tiên để ở vị trí dễ lấy, dễ nhìn.
Rủi ro khi kinh doanh tạp hóa là
điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên với những chia sẻ thông tin vừa rồi chúng
tôi hy vọng rằng có thể giúp bạn đo lường được rủi ro và có biện pháp phòng
tránh thích hợp. Blog Sức Khỏe chúc việc kinh doanh của bạn được thuận lợi và thành công!
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.