Mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa là gì? Đăng ký kinh doanh tạp hóa như thế nào? là câu hỏi được rất nhiều người có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa thắc mắc. Sau đây mình xin chia sẻ thông tin chi tiết về vấn đề này nhằm cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc kinh doanh hàng tạp hóa.
Mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa
dành cho bạn chưa biết
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa là một
mắt xích trong nhóm ngành bán lẻ. Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định
27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban
hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), trong đó:
471: Bán lẻ trong các cửa
hàng kinh doanh tổng hợp.
Đây là hình thức bán lẻ nhiều sản
phẩm, nhiều loại ở cùng một cửa hàng như siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm
thương mại.
4711: Bán lẻ lương thực,
thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng
kinh doanh tổng hợp.
4711 Gồm có các mục con
như sau:
47111: Bán lẻ trong siêu
thị.
47112: Bán lẻ trong cửa
hàng tiện lợi.
47119: Bán lẻ trong cửa
hàng kinh doanh tổng hợp khác
Đây cũng là một loại hình bán lẻ
nhiều loại hàng hóa, chủ yếu là các mặt hàng đã kể trên. Ngoài ra cũng có thể
bán lẻ một số mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ như mỹ phẩm, quần áo…
4719: Bán lẻ khác trong
các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
4719 gồm có các mục con
như sau:
47191: Bán lẻ trong siêu
thị.
47192: Bán lẻ trong cửa
hàng tiện lợi.
47199: Bán lẻ khác trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
Thường kinh doanh tạp hóa bạn sẽ
lựa chọn hình thức hộ kinh doanh. Theo luật hiện hành thì khi đăng ký hộ kinh
doanh không cần phải ghi mã ngành kinh doanh tạp hóa mà ghi trực tiếp tên ngành
nghề mà bạn định kinh doanh (tạp hóa) trong giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Theo quyết định 10/2007/QĐ-TT về
ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và quyết định 337/QĐ-BKHĐT về nội
dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thì vẫn chưa có định nghĩa chính xác về
kinh doanh tạp hóa. Nhưng các mặt hàng kinh doanh tạp hóa phải đúng theo quy định
của nhà nước, không được nằm trong danh mục cấm sẽ chịu hình phạt rất nặng, thậm
chí truy cứu tránh nhiệm hình sự.
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh tạp hóa cho người mới bắt đầu
Cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Một số người vì chủ quan hoặc thiếu
hiểu biết thường không đăng ký kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa của mình. Để làm
rõ hơn vấn đề này mời bạn tham khảo qua khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP
về các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh:
- Buôn bán hàng rong (buôn bán dạo, mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong) không có địa điểm cố định (bao gồm cả việc bán sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm).
- Buôn bán vặt những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt (quà bánh, nước uống, đồ ăn) có hoặc không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyến (mua bán hàng hóa về từ nơi khác theo từng chuyến) để bán lại cho người bán lẻ hoặc người mua buôn.
- Các dịch vụ như bán vé số, đánh giày, sửa xe, trông giữ xe, rửa xe, sữa chữa khóa, cắt tóc, chụp ảnh, vẽ tranh… có hoặc không có địa điểm cố định.
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo luật quy định như trên, kinh
doanh tạp hóa bắt buộc phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Dù cửa hàng tạp
hóa của bạn có nhỏ hay lớn, có ở bất kỳ vị trí nào, mặt bằng là của cá nhân hay
thuê mướn đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh để nhận được sự bảo trợ của Nhà
nước và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa
Thường đối với loại hình kinh
doanh cửa hàng tạp hóa thì lên lựa chọn hình thức Hộ kinh doanh cá thể. Theo Điều
71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký Hộ kinh doanh:
Người đăng ký kinh doanh (là cá
nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình) gửi văn bản (theo mẫu) đề
nghị đăng ký Hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (nơi đặt địa
điểm kinh doanh). Bạn có thể mua hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Nội dung
giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Số vốn kinh doanh.
- Số lao động.
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp của chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của người đại diện.
- Bản sao hợp lệ của chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của người đại diện.
Bạn cần đóng lệ phí theo quy định
và đặt tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định tại điều 73 Nghị 78/2015/NĐ-CP.
Sau đó khi hồ sơ của bạn được tiếp nhận thì sẽ được xét duyệt trong vòng 03
ngày làm việc.
Nếu hồ sơ của bạn đạt thì sẽ được
cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh. Còn nếu không đạt thì bạn sẽ được trả
hồ sơ và được thông báo rõ về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Định kỳ vào tuần làm việc đầu
tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh
doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng đăng ký kinh
doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6
Nghị định 185/2013/NĐ-CP, nếu bạn chưa đăng ký kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa
của bạn mà đã đi vào hoạt động thì sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10
triệu đồng.
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.