Sa tử cung là một căn bệnh mang đến nhiều nỗi băn khoăn cho
các chị em phụ nữ, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh. Nếu không phát hiện kịp thời
và có phương pháp điều trị đúng, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy
cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có thể nhận biết và xử lý đúng, hạn chế những
hậu quả xấu có thể xảy ra.
Nội dung chính
BỆNH SA TỬ CUNG LÀ GÌ?
Sa tử cung là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống vào
trong lòng âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng
ra, không thể nâng đỡ tử cung. Có thể chia bệnh thành 3 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Cấp độ
nhẹ nhất. Lúc này, tuy tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
Cấp độ 2: Tử cung
bị đã tụt xuống ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy khi làm việc năng hoặc hoạt
động nhiều.
Cấp độ 3: Toàn bộ
tử cung bị tụt xuống ra ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy bằng mắt dạ con màu hồng,
to bằng quả trừng gà. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, tử cung rất có khả năng
sẽ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ, do tử cung không có khả năng tự co lên.
Xem thêm: Sa tử cung cấp độ 3 - Ngoài phẫu thuật còn có cách điều trị nào khác?
hình ảnh về bệnh sa tử cung |
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH SA TỬ CUNG?
Đến nay, vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến
bệnh sa tử cung. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta có thể nhận thấy những
nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Do bị chấn thương cơ đáy xương chậu, các mô nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh, đặc biệt khi sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.
- Lao động nặng sau khi sinh bởi lúc này tử cung chưa thể co lại hoàn toàn sau khi sinh và các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung cũng chưa phục hồi. Việc lao động quá sức khiến những bộ phận này bị tổn thương và khiến tử cung bị sa xuống.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể gây ra bệnh: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có độ dài không bình thường,…
- Phụ nữ bị táo bón hoặc khó khăn về đại tiện sau sinh, khiến áp lực trong ổ bụng tăng và dẫn đến bệnh.
- Can thiệp y khoa trong khi sinh cũng là một nguyên nhân của bệnh: nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc dùng thuốc oxytocin.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH SA TỬ CUNG
Tùy thuộc vào cấp độ bệnh, triệu chứng xuất hiện ở mỗi người
sẽ có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, đối với bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh rất
khó có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh do những biểu hiện này không rõ ràng
cũng như không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, triệu chứng
ở từng cấp độ như sau:
Sa tử cung Cấp độ 1:
Cấp độ này bệnh nhân thường có dấu hiệu nặng bụng vào trước kỳ kinh, đau bụng
dưới, có dấu hiệu đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng, muốn đi tiểu nhiều
lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều.
Xem thêm: Sa tử cung độ 1
Sa tử cung Cấp độ 2:
Các triệu chứng trở nên nặng nề hơn: đại tiện đau đớn, khó khăn; khí hư có màu
trắng loãng hoặc có nhầy; âm đạo có máu chảy bất thường,…Đặc biệt, khi quan hệ,
người phụ nữ sẽ có cảm giác phần tử cung xệ xuống ngoài miệng âm đạo.
Xem thêm: Sa tử cung độ 2
Sa tử cung Cấp độ 3:
Ở mức độ này sẽ đưa đến những biểu hiện nặng nề và rất nguy hiểm: tử cung xuất
hiện tình trạng phù, sưng loét, mưng mủ, thậm chí chảy dịch màu vàng. Khi bệnh
nặng hơn người bệnh có thể bị sốt cao, táo bón và nhiều triệu chứng khác.
Khi gặp phải các triệu chứng kể trên, nhiều chị em vẫn thường
dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác như u nang buồng trứng hay nhân xơ tử
cung. Vì vậy để điều trị kịp thời và hiệu quả, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế
uy tín hoặc bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SA TỬ CUNG
Khi bị mắc bệnh sa tử cung, hầu hết chị em đều tìm đến
phương pháp điều trị bệnh sa tử cung hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác
sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau, trong đó bao gồm:
Điều trị bệnh sa tử cung tại nhà:
Nếu chỉ bị sa tử cung mức độ nhẹ bạn có thể tăng cường cơ
xương chậu bằng cách thực hiện các bài tập Kegel. Tập thể dục thường xuyên sẽ
giúp cơ xương chậu co dãn tốt và kéo tử cung trở lại.
điều trị sa tử cung bằng bài tập kegel |
Điều trị bệnh sa tử cung bằng thuốc:
Sa tử cung là 1 trong những Bệnh phụ khoa có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc nếu kịp thời.
Nếu bệnh chuyển tới cấp độ 2, người bệnh có thể sử dụng thuốc bổ sung hormone estrogen dạng uống hoặc tiêm được sử dụng để khôi phục độ co dãn của các cơ trong tử cung. Tuy nhiên, estrogen chỉ dùng được cho phụ nữ sau khi đã mãn kinh.
Nếu bệnh chuyển tới cấp độ 2, người bệnh có thể sử dụng thuốc bổ sung hormone estrogen dạng uống hoặc tiêm được sử dụng để khôi phục độ co dãn của các cơ trong tử cung. Tuy nhiên, estrogen chỉ dùng được cho phụ nữ sau khi đã mãn kinh.
Điều trị bệnh sa tử cung bằng Phẫu thuật:
Tùy theo lứa tuổi và nhu cầu mang thai của bệnh nhân, bác sĩ
có thể tiến hành phẫu thuật đẩy lại tử cung hoặc cắt bỏ nó. Những trường hợp sa
tử cung nặng không thể phục hồi được thì phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng
sa ra ngoài của tử cung và cổ tử cung, giúp ngăn chặn các viêm nhiễm có thể tiếp
diễn. Tuy nhiên, phẫu thuật thường sẽ cắt bỏ tử cung.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể điều chỉnh sự
giảm sút của thành âm đạo, niệu đạo, bàng quang, trực tràng. Phẫu thuật có thể
được thực hiện bằng thủ thuật mở bụng, qua âm đạo, hoặc thông qua các vết mổ nhỏ
ở bụng hoặc âm đạo với các dụng cụ chuyên biệt.
Khi có dấu hiệu bị bệnh sa tử cung, chị em cần đi khám sớm để
điều trị kịp thời. Không nên để bệnh quá lâu dẫn đến khó khăn trong việc điều
trị và ảnh hướng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Các bạn cần lựa chọn
cho mình những địa chỉ khám và điều trị bệnh sa tử cung uy tín để đạt được những
kết quả như mong muốn.
Nguồn: Blog sức khỏe
3 cấp độ bệnh sa tử cung và cách điều trị hiệu quả nhất
Reviewed by dieu.moa
on
tháng 6 29, 2018
Rating:
Không có nhận xét nào:
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.