Kinh doanh tạp hóa có cần hợp đồng mua bán tạp hóa hay không? Đây không chỉ là câu hỏi của riêng bạn mà còn là câu hỏi của rất nhiều người đang và sắp sửa kinh doanh tạp hóa. Cùng theo dõi bài viết này để gỡ rối thắc mắc cũng như cung cấp thêm thông tin về những điều bạn chưa biết về kinh doanh hàng tạp hóa.
Kinh doanh tạp hóa là gì? Tình hình kinh doanh tạp
hóa ở nước ta
Kinh doanh tạp hóa là loại hình
kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa, là một mắt
xích trong hệ thống phân phối và bán lẻ. Tại đây bạn sẽ được cung cấp nhiều loại
hàng hóa khác nhau, chủ yếu là hàng tiêu dùng, đồ gia dụng như sữa, tã bỉm, đồ
khô, đồ ăn nhanh, bún, gạo, bánh kẹo, nước uống, rượu, bia, gia vị, hộp quẹt,
thuốc lá, đồ dùng học tập, chậu cây, chổi, kìm, búa… Đa số những mặt hàng này đều
có sức mua cao, giá rẻ và tiện lợi.
Tuy mỗi sản phẩm có giá trị không
cao nhưng lợi nhuận mang lại cho cửa hàng tạp hóa là rất cao. Một sản phẩm bạn
có thể lời từ vài chục phần trăm lên đến cả một, hai trăm phần trăm. Vì cửa
hàng tạp hóa những mặt hàng nhu yếu phẩm hằng ngày nên nếu như bạn có lượng
khách hàng thân thiết chắc chắn bạn sẽ có nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra nếu
bạn bán đủ doanh số thì các đơn vị cung cấp hàng tạp hóa còn sẽ có mức chiết khấu,
ưu đãi hai thưởng hấp dẫn, đây cũng là một trong những nguồn thu khác cho cửa
hàng tạp hóa.
Ở Việt Nam, kinh doanh tạp hóa
thường phổ biến ở các khu tập trung đông dân cư, gần chợ, trường học… để đáp ứng
được nhu cầu thường ngày của người dân cũng như vị trí này sẽ có lượng khách
hàng tương đối ổn hơn. Tại Việt Nam hình thức kinh doanh tạp hóa phổ biến nhất ở
vùng nông thôn, khu vực thị xã, thị trấn, ở các huyện… Hiện tại nước ta có trên
300.000 cửa hàng tạp hóa nhưng đang chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ như siêu
thị, kinh doanh online.
Hợp đồng mua bán hàng hóa của cửa hàng tạp hóa
Mua bán hàng hóa là hoạt động
thương mại, bên bán và bên mua có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản đã cam kết
trong hợp đồng. Hợp đồng quy định về các điều kiện về bên mua và bên bán người
ta thường gọi chung là hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối với hợp đồng mua bán tạp
hóa là thỏa thuận giữa bên bán và bên mua hàng tạp hóa về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán giữa hai
bên.
Các hình thức hợp đồng mua bán
tạp hóa thường thấy:
- Văn bản.
- Lời nói.
- Email.
- Các hành vi cụ thể.
Kinh doanh tạp hóa có cần hợp đồng mua bán tạp hóa không?
Bạn có thể tham khảo các thông
tin dưới đây về việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa để xem kinh doanh tạp hóa
có cần hợp đồng mua bán tạp hóa không:
Khi thỏa thuận mua bán giữa chủ cửa
hàng tạp hóa với bên cung cấp hàng tạp hóa được coi là một giao dịch dân sự. Theo
Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 tại Điều 124 quy định hình thức giao dịch dân sự
như sau:
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng
lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. (Nếu giao dịch thông qua phương
tiện điện tử dưới hình thức dữ liệu cũng được coi là giao dịch bằng văn bản).
Trong trường hợp pháp luật quy định
giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng
thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Ngoài ra nếu bạn muốn lập hợp
đồng mua bán tạp hóa giữa hai bên thì theo như luật Thương mại số
36/2005/QH11 tại Điều 24 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như
sau:
Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán
hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo
các quy định đó.
Căn cứ theo những điều trên, nếu
như lập hợp đồng mua bán tạp hóa thì có thể sử dụng rất nhiều hình thức
như văn bản, lời nói, email, các hành vi cụ thể khác (nhưng phải có chứng cứ cụ
thể).
Pháp luật của nước ta cũng không
ép buộc phải ký kết hợp đồng theo hình thức cố định nào, bạn có thể tùy chọn
hình thức phù hợp với nhu cầu của cửa hàng mình hoặc dựa trên thỏa thuận tự
nguyện giữa hai bên. Tuy nhiên để chắc chắn hơn bạn phải đảm bảo có chứng từ hợp
lý, hợp lệ, nếu có thể thì hãy lập hợp đồng mua bán tạp hóa bằng văn bản.
Đây là hình thức phổ biến nhất cũng như dễ quản lý nhất, giúp bạn dễ dàng bảo vệ
quyền lợi của mình khi có bên vi phạm hợp đồng.
Những thông tin chia sẻ về hợp
đồng mua bán tạp hóa của Blog Sức Khỏe hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn cách để bảo đảm quyền lợi
cho mình cũng như thực hiện đúng các quy định để được sự bảo trợ của Pháp Luật.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì về cửa hàng tạp hóa hãy đón xem các bài viết sau của
chúng tôi để được trả lời chi tiết nhất.
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.