chích ngừa ung thư cổ tử cung và những kiến thức cần biết


việc chích ngừa ung thư cổ tử cung là điều cần thiết cho mỗi chị em. Ung thư cổ tử cung là bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, được xếp vào một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ. Do vậy, việc chích ngừa ung thư cổ tử cung là điều cần thiết cho mỗi chị em. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này như sau.

CÓ NÊN CHÍCH NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG KHÔNG?

Bệnh ung thử cổ tử cung do virus HPV gây ra. Trong hơn 100 loại HPV thì có tới hơn 40 loại lây truyền qua đường tình dục và hơn 30 loại có thể gây các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục, mụn cơm sinh dục, u lành tính hoặc ung thư. Ngay từ khi có quan hệ tình dục, nữ giới đã có nguy cơ nhiễm virus HPV và tỉ lệ phụ nữ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời lên tới 80%. Bạn có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung bằng cách khám tầm soát định kỳ và tiêm vacxin HPV. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, chị em nên kết hợp chích ngừa với tầm soát bệnh định kỳ.
vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung
vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung

Vacxin HPV sẽ ngăn ngừa bệnh bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt virus HPV trước khi chúng gây bệnh ở cổ tử cung. Nếu được chích ngừa ung thư cổ tử cung trước khi cơ thể tiếp xúc với virus sẽ mang lại hiệu quả phòng tránh hầu hết các trường hợp ung thư phụ khoa ở phụ nữ bao gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn ở cả nữ giới và nam giới.

ĐỘ TUỔI NÀO NÊN CHÍCH PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.
Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.
Mặc dù vắc xin phòng HPV tại Việt Nam chỉ được chỉ định tiêm ở nữ giới, các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thu được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…)

QUY TRÌNH CHÍCH NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Để quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung được diễn ra hiệu quả, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế để tiến hành thăm khám. Các bác sĩ sẽ tư vấn những thông tin cần thiết, khai thác tiền sử của như việc đã từng quan hệ tình dục hay chưa? Bởi đây là việc làm quan trọng, nếu chưa quan hệ tình dục thì việc bảo vệ của vắc xin sẽ cao hơn rất nhiều.

Các mũi tiêm ngừa HPV:

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc tiêm ngừa HPV gồm 3 mũi chính:
- Tiêm mũi thứ nhất: Sau khi đăng ký tiêm và xác định đủ điều kiện áp dụng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm mũi vaxin thứ nhất.
- Tiêm mũi thứ 2: Khi tiêm mũi thứ 1 xong, sau 2 tháng bạn quay lại cơ sở y tế để tiêm mũi nhắc lại mũi thứ nhất.
- Tiêm mũi thứ 3: Sau khi tiêm mũi thứ 2 được 6 tháng cần tiêm mũi thứ 3 nhắc lại mũi thứ 2.Các bạn cần tiêm đủ và đúng lịch để đạt hiệu quả tốt nhất của thuốc.
Cách tiêm phòng ung thư cổ tử cung: Vắc xin phòng chống HPV được đưa vào cơ thể dưới dạng nước bằng cách tiêm vào bắp tay.
Trong các trường hợp kể trên, đối tượng phụ nữ từ 9 tới 26 tuổi nhưng đã sex thì việc chích ngừa HPV vẫn có thể ngăn chặn được căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, trong trường hợp đã lây nhiễm HPV mang bệnh việc tiêm phòng là vô tác dụng.
Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung diễn ra khá nhanh khoảng 5-10 phút, đặc biệt  tuyệt đối an toàn, không gây đau đớn nên bạn có thể yên tâm đưa con em mình đi tiêm phòng.
Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có thai không?

chích ngừa ung thư cổ tử cung
chích ngừa ung thư cổ tử cung

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHÍCH NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

+ Trước khi tiêm phòng HPV, bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước.
+ Không nên tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai và cho con bú. Trường hợp đang trong thời gian tiêm mà phát hiện có thai, cần dừng tiêm.
+ Và sau khi sinh con xong mới tiêm mũi tiếp theo, nhưng thời gian hoàn tất cả 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.
+ Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung đủ 3 mũi và nên tiêm theo đúng lịch trình để đảm bảo hiệu lực của thuốc.
+ Nếu muộn so với lịch tiêm, bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. Không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.
+ Sau khi tiêm vacxin ngừa HPV, có thể gặp một số phản ứng phụ như sưng, đau tại chỗ tiêm hoặc bị sốt nhẹ. Các phản ứng này chỉ thoáng qua và nhanh biến mất.
+ Việc tiêm phòng HPV không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Vì thế chị em cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.
+ Sau khi tiêm phòng HPV, chị em vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ. Để có thể sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng sớm của mọi loại bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

Hi vọng qua bài viết này phần nào chia sẻ những những kiến thức hữu ích về chích ngừa ung thư cổ tử cung cho nhiều bạn trẻ. Chị em cần tìm hiểu để chủ động bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình.
chích ngừa ung thư cổ tử cung và những kiến thức cần biết chích ngừa ung thư cổ tử cung và những kiến thức cần biết Reviewed by dieu.moa on tháng 7 21, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Được tạo bởi Blogger.