Bất kể hình thức kinh doanh nào, kể cả kinh doanh cửa hàng tạp hóa đều có một số khó khăn nhất định. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về lĩnh vực kinh doanh đó cũng như tìm hiểu về bí quyết để việc kinh doanh mang lại hiệu quả. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách bán tạp hóa hiệu quả nhất dành cho người mới bắt đầu.
Hướng dẫn cách bán tạp hóa hiệu quả
Để có cách bán tạp hóa hiệu quả,
đầu tiên bạn phải xây dượng chiến lược kinh doanh tạp hóa. Bạn có thể tham khảo
nội dung sau:
Chiến lược kinh doanh tạp hóa
Để có thể kinh doanh cửa hàng tạp
hóa thành công thì bạn cần xây dựng chiến lược kinh doanh tạp hóa. Việc xây dựng
chiếc lược là tìm ra phương pháp, cách thức hoạt động của một cửa hàng tạp hóa
để nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu và đạt được lợi nhuận cao nhất. Bạn
có thể lập chiến lược kinh doanh cửa hàng tạp hóa theo 4 bước như sau:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Bạn cần đặt ra mục tiêu mà cửa
hàng tạp hóa mong muốn đạt được. Cần chú ý về các vấn đề doanh thu, lợi nhuận,
thị phần, tái đầu tư. Việc này vô cùng quan trọng để bạn có thể phấn đấu, đánh
giá kết quả hoạt động của cửa hàng tạp hóa về sau này. Hãy tự trả lời các câu hỏi:
- Nguyện vọng của bạn khi mở cửa hàng tạp hóa là gì?
- Khả năng tài chính cửa hàng tạp hóa của bạn như thế nào?
- Cơ hội kinh doanh cửa hàng tạp hóa của bạn là bao nhiêu phần trăm so với thị trường chung hiện nay?
Bước 2: Đánh giá thực trạng
“Biết người biết ta trăm trận
trăm thắng”, vì vậy bạn cần đánh giá thật kỹ thực trạng của cửa hàng tạp hóa bạn
muốn mở để có cách kinh doanh tạp hóa hiệu quả. Có thể đánh giá thực trạng dựa
trên 2 yếu tố sau:
- Xem xét môi trường kinh doanh: Nghiên cứu khu vực bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa đã có bao nhiêu cửa hàng tạp hóa hay cửa hàng tiện lợi, siêu thị đã mở rồi? Lượng khách hàng có thể đến cửa hàng tạp hóa của bạn mỗi ngày là bao nhiêu? Xem nhu cầu của khách hàng tại khu vực này như thế nào? Mặt hàng tạp hóa nào bán chạy, mặt hàng nào bán chậm?... (Có thể đến trực tiếp các đối thủ kinh doanh để nghiên cứu vấn đề này).
- Xem xét nội lực: Cần đánh giá chi tiết về nội lực của công ty cũng như đối thủ kinh doanh hàng tạp hóa về các vấn đề quản lý cửa hàng, cách bán hàng, nguồn vốn, cách phục vụ khách hàng, cách trưng bày sản phẩm, cách quản lý hàng tồn kho, các kế hoạch ưu đãi, khuyến mãi…
Bước 3: Xây dựng chiến lược –
thực hiện chiến lược
Bây giờ bạn đã có thể lập ra bảng
kế hoạch chi tiết cho quá trình mở cửa hàng tạp hóa. Hãy lập bảng kế hoạch càng
chi tiết càng tốt. Chú ý cân đối giữa nguồn vốn bạn có và những danh mục bạn cần
phải chi cho cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra cần có một khoản ngân sách dự trù để
dành cho các khoản phát sinh.
Bước 4: Đánh giá và kiểm soát
kế hoạch
Đây là bước cuối cùng trong việc
lập kế hoạch. Hãy đánh giá lại một cách tổng quát nhất, xác định xem mô hình
kinh doanh cửa hàng tạp hóa của bạn có phù hợp với mục tiêu mà bạn đã đề ra và
với tình hình kinh doanh tại khu vực bạn muốn mở cửa hàng hay không?
Bí quyết kinh doanh tạp hóa thành công
Mẹo kinh doanh hàng tạp hóa thành
công cần chú ý đến các yếu tố sau:
Đa dạng các mặt hàng kinh doanh
Nếu như bạn đa dạng được các mặt
hàng kinh doanh thì sẽ thu hút các khách hàng đến với cửa hàng tạp hóa của mình
hơn. Nếu như một khách hàng đến với cửa hàng tạp hóa của bạn mà tìm mua không
có món đồ cần mua thì chắc chắn đối thủ cạnh tranh sẽ thu hút lượng khách hàng
này. Họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của đối thủ và bạn sẽ mất đi một lượng
khách hàng tiềm năng.
Cần tính toán mặt hàng cần nhập với lượng thích hợp
Mỗi loại mặt hàng sẽ có mức tiêu
thụ khác nhau. Việc nhập đúng số lượng sẽ tránh tình trạng hàng tồn kho, hết hạng
gây lãng phí và ảnh hưởng đến doanh thu của cửa hàng tạp hóa.
Cách sắp xếp cửa hàng tạp hóa
Bạn có thể sắp xếp những hàng hóa bán chạy tại
vị trí cạnh lối đi, dễ lấy, trong tầm tay. Ngoài ra nên để thêm một số mặt hàng
thiết yếu, mặt hàng khuyến mại tại quầy tính tiền, đây là vị trí đắt địa có thể
giúp người tiêu dùng để ý nhiều hơn về sản phẩm của bạn, có thể tăng thêm doanh
thu bằng cách này. Bạn cần lưu ý đặt các mặt hàng liên quan ở cạnh nhau. Những
sản phẩm gần hạn sử dụng thì nên để bên ngoài, date lâu hơn thì để bên trong.
Các chương trình giảm giá, ưu đãi
Một trong những điều thu hút
khách hàng là các sản phẩm giảm giá, khuyến mãi. Bạn có thể áp dụng giá khuyến
mãi cho các sản phẩm tồn kho, hoặc có quà tặng kèm nhằm đánh vào tâm lý mua sắm
của người tiêu dùng.
Thực hiện truyền thông
Bạn có thể thông báo cho khách
hàng tại khu vực của mình về cửa hàng tạp hóa của bạn sắp mở thông qua các kênh
truyền thông như truyền miệng, tờ rơi, dán băng rôn quảng cáo… Đây là một trong
những cách bán tạp hóa hiệu quả thường được sử dụng nhằm thu hút khách
hàng mới về cho cửa hàng.
Lưu ý khi kinh doanh bán tạp hóa
Để tránh các rắc rối về mặt Pháp
lý cũng như để việc mở cửa hàng tạp hóa diễn ra được dễ dàng hơn, bạn cần lưu ý
6 điều sau:
Vốn và chi phí mở cửa hàng tạp hóa
Cần cân nhắc giữa vốn và các khoản
chi phí phải trả khi mở cửa hàng tạp hóa. Mặc dù việc đăng ký kinh doanh không
quy định về mức vốn tối thiểu phải có nhưng bạn cần phải lập ra bảng chi phí cụ
thể để tránh tình trạng thiếu hụt vốn cho việc kinh doanh. Nên ưu tiên những mặt
hàng bán chạy, những mặt hàng thiết yếu như card điện thoại, thuốc lá, đồ khô,
nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm, khăn giấy tã…
Hiện tại vốn để mở cửa hàng tạp
hóa với quy mô vừa và nhỏ theo ước tính của những người từng mở tiệm tạp hóa
rơi vào khoảng từ 30 triệu đến hơn 100 triệu.
Cách đặt tên cho cửa hàng
Trước khi đăng ký kinh doanh bạn
cần nghĩ ra một tên gọi cho cửa hàng của bạn. Tên gọi của cửa hàng cần phải
theo một số quy định chung của Pháp luật:
- Tên cửa hàng đăng ký kinh doanh gồm loại hình (Thường là hộ kinh doanh) + Tên riêng.
- Tên riêng phải đáp ứng yêu cầu sử dụng những chữ thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt (có thể dùng chữ cái F, J, Z, W), có thể kèm kí hiệu hoặc chữ số. Tên không được vi phạm thuần phong mỹ tục, không được gây hiểu nhầm, không sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty, không trùng với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện.
Vị trí mở cửa hàng tạp hóa
Cần nghiên cứu về vị trí mở cửa
hàng tạp hóa vì đây là yếu tố quan trọng quyết định lượng khách đến với cửa
hàng tạp hóa của bạn. Ở những khu tập trung dân cư đông đúc, gần bệnh viện, chợ
hay trường học, ở mặt tiền, đường lớn… thì bạn nên ưu tiên lựa chọn để có lượng
khách hàng đông, từ đó có thể gia tăng doanh thu cho cửa hàng.
Việc đăng ký kinh doanh
Việc đăng ký kinh doanh là điều bắt
buộc khi bạn mở cửa hàng tạp hóa dù với bất kỳ quy mô nào. Cần chú ý việc đăng
ký ngành nghề kinh doanh phù hợp (thường là Hộ kinh doanh). Ngoài ra bạn còn phải
thực hiện việc đóng thuế sau khi đăng ký kinh doanh xong gồm thuế giá trị gia
tăng, về thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài. Nếu tổng thu nhập hàng tạp hóa
của bạn dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn sẽ được miễn giảm các loại thuế trên.
Quy trình đăng ký kinh doanh
Quy trình đăng ký kinh doanh thì
bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc hợp đồng thuê cửa hàng có công chứng.
- Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu bản sao có công chứng.
Những giấy tờ trên nộp tại phòng
kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi bạn mở cửa hàng tạp hóa. Trong
thời gian 3 đến 5 ngày làm việc bạn sẽ có phản hồi. Nếu như hồ sơ không hợp lệ
hoặc chưa đầy đủ thì bạn sẽ được trả kết quả hồ sơ và được thông báo các loại
giấy tờ còn thiếu cần bổ sung.
Như các bạn đã thấy phương án
kinh doanh hàng tạp hóa rất quan trọng trong cách bán tạp hóa hiệu quả. Bạn
cần phải vận dụng tất cả các yếu tố trên để lập ra một kế hoạch thật chi tiết để
nhằm hạn chế các rủi ro, mang lại lợi nhuận cao hơn cho cửa hàng tạp hóa của bạn.
Hy vọng bài viết này của Blog Sức Khỏe có thể giúp bạn chuẩn bị một nền tảng kiến thức thật vững
chắc trước khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh hàng tạp hóa và mang lại lợi
ích nhanh chóng.
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.