Kiến thức chăm sóc sức khỏe trước sinh cần biết


Chăm sóc sức khỏe sinh sản trước sinh liên quan đến việc kiểm tra sức khỏe của người mẹ và thai nhi trong thời gian người phụ nữ mang thai. Việc thường xuyên đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản giúp đảm bảo rằng thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để giai đoạn này diễn ra thuận lợi hơn?

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN TRƯỚC KHI SINH

Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, trước khi sinh, bạn cần một chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện để chuẩn bị nền tảng tốt nhất cho em bé sau này.

Chế độ ăn lành mạnh:

Chế độ ăn hợp lý quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt với phụ nữ trước khi sinh. Bạn cần chú trọng đầu tư vào nguồn dinh dưỡng của mình. Các nhóm dinh dưỡng cần bổ sung gồm protein, vitamin, khoáng chất và axit folic…
trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bên cạnh đó, hãy hạn chế thói quen ăn vặt, các đồ ăn giàu calo nhưng nghèo dinh dưỡng, các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, bánh nướng, nước ngọt, soda,.. để tránh thiếu dinh dưỡng.

Ngủ đủ giấc:

Bên cạnh việc ăn uống, thai phụ cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, lao động vừa sức, tránh làm việc nặng ảnh hưởng đến thai nhi. Chị em cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, mỗi ngày nên bố trí 1 tiếng nghỉ trưa. Trong thời gian làm việc nên xen kẽ nghỉ ngơi giữa giờ. Nếu đang làm việc thấy người mệt mỏi, đau bụng thì cần xin phép nằm nghỉ để cơ thể thư giãn.
chăm sóc sức khỏe sinh sản trước sinh - ngủ đủ giấc
chăm sóc sức khỏe sinh sản trước sinh - ngủ đủ giấc

Một số cách đơn giản giúp bạn thoải mái

Bạn có thể tập các thói quen như: massage, thiền, nghe nhạc… Ngoài ra, thai phụ cần tiến hành tập thể dục khi mang thai rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi vì nó làm tăng lưu lượng máu và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất.
Xem thêm: 5 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới

Tiêm phòng:

Trước khi sinh, các bà mẹ nên chú ý về vấn đề tiêm phòng. Thông thường, phụ nữ mang thai cần đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để tiêm một loại vắc - xin cần thiết đó là vắc - xin phòng uốn ván.
+ Đối với thai phụ sinh con đầu lòng thì cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và cách lúc sinh tối thiểu 1 tháng.
+ Đối với thai phụ sinh con thứ hai, trước đây người ta thường tiêm 1 mũi đối với những người có con đầu dưới 5 tuổi và tiêm 2 mũi đối với những người con đầu trên 5 tuổi. Nhưng hiện nay áp dụng quy định mới thì phụ nữ sinh con lần 2 dù, con đầu bao nhiêu tuổi thì cũng chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

Vệ sinh cá nhân:

Những ngày tháng trước khi sinh, thai phụ cần chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và thai nhi. Thường xuyên tắm rửa, mặc áo quần rộng rãi, thoải mái, không nên đi giày cao gót.

Khám thai định kỳ:

Việc đi khám thai định kỳ giúp chị em theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi đó là việc làm hết sức cần thiết.
Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần hoặc theo hẹn của cán bộ y tế. Các thời điểm thích hợp đi khám thai như sau:
+ Khám thai trong 3 tháng đầu: mục đích của việc khám thai 3 tháng đầu để xác định thai nằm trong hay ngoài tử cung. Thai bình thường hay bất thường (như chửa trứng hay thai chết lưu).
+ Khám thai 3 tháng giữa: ở thời điểm này, thai phụ sẽ được siêu âm hình thai lúc tuổi thai 12 và 22 tuần để phát hiện các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn các loại thuốc bổ như: viên sắt, Acid folic, Canxi… cho tất cả các phụ nữ có thai cho đến khi sinh hoặc sau sinh khoảng 6 tuần.
+ Khám thai ở 3 tháng cuối: Thai phụ ở trong giai đoạn này sẽ được khám toàn thân và khám thai 1 cách tổng quát. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tổng phân tích máu, tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm Viêm gan B… được thực hiện cho tất cả các thai phụ.
Việc thăm khám ở 3 tháng cuối rất quan trọng, bác sĩ cần đánh giá các yếu tố để thuận tiện cho quá trình đẻ, tư vấn nơi sinh an toàn cho thai phụ. Đồng thời, tư vấn cho thai phụ về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

CẦN CHUẨN BỊ ĐỒ GÌ TRƯỚC KHI SINH?

Khi gần đến ngày sinh, các mẹ cần theo dõi dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời tới cơ sở y tế đẻ. Dấu hiệu chuyển dạ thường có các hiện tượng như: đau bụng từng cơn, ra chất nhầy màu hồng ở âm đạo, ra nước ối trong. Trường hợp, nếu có dấu hiệu vỡ ối, ra máu tươi hoặc cơn gò tử cung dồn dập cứ 3 - 4 phút 1 lần, bạn hãy nhanh chóng làm thủ tục nhập viện càng sớm càng tốt.
Có rất nhiều chị em, khi mới mang thai lần đầu, còn lạ lẫm và bỡ ngỡ không biết nên chuẩn bị đồ gì trước khi sinh, bạn cần chuẩn bị những đồ dùng sau:
Trước hết, bạn cần mang theo sổ bảo hiểm, chứng minh nhân dân, các giấy tờ tùy thân.
Các mẹ cần chuẩn bị một số bộ áo quần rộng rãi, thoải mái để việc đo huyết áp được tiến hành dễ dàng.
Mang theo các dụng cụ cần thiết: phích nước nóng, các vật dụng cá nhân…
Đồ sơ sinh của em bé: Bạn nên chuẩn bị tã lót, găng tay, tất chân và một chiếc mũ mềm cho em bé. Cần mang theo một cái chăn để quấn bé khi đưa bé ra ngoài. Tùy theo thời tiết mà các mẹ có thể mang theo những đồ dùng phù hợp với trẻ sơ sinh.
chuẩn bị đầy đủ đồ trước khi sinh
chuẩn bị đầy đủ đồ trước khi sinh

Như vậy, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản trước khi sinh sẽ giúp cho bạn và em bé khỏe mạnh. Theo thống kê của Sở y tế cho thấy, những bà mẹ không được chăm sóc trước khi sinh có khả năng cân nặng thai nhi thấp hơn 3 lần so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ được chăm sóc trước sinh.
Hi vọng những kiến thức về trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản trên đây có thể giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho bản thân, cho những thiên thần bé nhỏ sắp chào đời và cho người bạn đời đang mang sứ mệnh cao cả.
chúc gia đình nhỏ luôn hạnh phúc!

Kiến thức chăm sóc sức khỏe trước sinh cần biết Kiến thức chăm sóc sức khỏe trước sinh cần biết Reviewed by Skinic Diệu Võ on tháng 6 17, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Được tạo bởi Blogger.